Rơ le điện từ là gì? Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ

Rơ le điện từ là gì? Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây!

Hiện nay, thế kỉ 21 thế kỉ của những công nghệ hiện hại. Để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt ngày càng tiện lợi nhiều thiết bị tự động thông minh ra đời. Và trong đó Rơ le điện được cho là một trong những linh kiện then chốt quan trọng đối với hệ thống tự động hóa. Đặc biệt, rơ le điện từ thường được dùng để giám sát, ngắt dòng điện cho máy móc công nghiệp, đảm bảo an toàn cho cả thiết bị và người sử dụng khi dòng điện quá tải. Nhờ có những tính năng quan trọng mà rơ le điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua đâu đó về các thuật ngữ như Rơ le điện, rơ le điện từ, rơ le thời gian,...Bạn cũng biết nó là là một thành phần cần thiết bên trong cho các thiết bị sử dụng điện. Vậy rơ le điện, rơ le điện từ là gì, cấu tạo rơ le điện từ ra sao và nguyên tắc hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Đồng hồ đo lưu lượng là gì? Đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ

Rơ le điện là gì?

Rơ le điện là gì?

Rơ le là một công tắc chuyển đổi hoạt động đóng mở bằng điện. khác với các công tắc nguồn thông thường cần có sự tác động của con người. Rơ le được kích hoạt tự động bằng điện.

Rơ le điện được chuyên dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp được. 

Rơ le điện từ là gì?

Rơle điện từ còn gọi là rơ le trung gian sử dụng để điều khiển bật hoặc tắt một thiết bị sử dụng dòng điện lớn hơn. Hiện nay, Rơ le điện từ được sử dụng chủ yếu trong các bo mạch điều khiển tự động, dùng để đóng cắt những dòng điện lớn.

Bên cạnh đó, rơle điện từ có nhiệm vụ bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện ở các hệ thống điều khiển. Bằng cách cô lập các sự cố đến các thiết bị không liên quan qua thiết bị đóng cắt.

Cấu tạo rơ le điện từ

Vậy một thiết bị thông minh tự động hóa như vậy cấu tạo của nó sẽ như thế nào. Thực ra cấu tạo của Rơ le điện từ rất đơn giản, gồm các bộ phận chính sau:

  • Nam châm điện: Cuộn dây nam châm điện trong Rơ le tạo ra mạch từ khi có dòng điện chạy qua. Cơ năng làm thay đổi mạch nối từ ngõ, thường đóng sang thường mở. Ta có thể lắp lẫy lò xo ở thanh đổi mạch để giúp quá trình đóng ngắt diễn ra dứt khoát.
  • Một thanh truyền động
  • Các đầu vào và đầu ra

Rơle điện từ được thiết kế có: 5 chân, 8 chân hoặc 14 chân tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong đó, loại rơ le được sử dụng thông dụng nhất là 14 chân

Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ

Nguyên lý làm việc của Rơ le điện từ hoạt động dựa trên nguyên tắc của Nam châm điện, thường được dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, tần số đóng cắt lớn. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực điện từ hút tấm động về phía lõi.

Nguyên lý hoạt động của rơ le điện từ

Lực hút điện từ có độ mạnh tỷ lệ thuận với bình phương dòng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách khe hở mạch từ. Khi dòng điện chạy trong cuộn dây nhỏ thì tác động lực hút lớn hơn lực kéo lò xo.

Thanh truyền động sẽ bị hút về phía làm cho khe hở mạch từ nhỏ nhất. Nghĩa là hút về phía phần tĩnh. Khi khe hở mạch từ nhỏ, lực hút điện từ càng tăng tấm động được hút hoàn toàn về phía phần tĩnh và tiếp điểm động sẽ đóng kín vào tiếp điểm tĩnh.

Rơ le điện từ có tác dụng gì?

Với cấu tạo và nguyên lý không quá phức tạp, rơ le điện sở hữu rất nhiều công dụng hữu ích. Trong cuộc sống thường ngày, rơle điện từ được ứng dụng như một thiết bị tự động với những chức năng sau:

  • Chuyển nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải điện  khác nhau bằng cách chỉ sử dụng một tín hiệu điều khiển duy nhất.
  • Giám sát hệ thống an toàn công nghiệp và đo lường và cảm biến kịp thời ngắt mạch khi dòng điện quá tải. Tránh để gây ra các sự cố hỏng mạch, cháy nổ, rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng thiết bị.
  • Giúp bảo vệ an toàn cho các thiết bị có sử dụng nguồn điện không bị hư hại. Đảm bảo tránh tổn thất cho vật dụng và đảm bảo chất lượng hiệu quả công việc. 
  • Cách ly mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch nguồn xoay chiều AC khỏi mạch nguồn một chiều DC.
  • Một số rơle điện từ có khả năng cung cấp các chức năng logic đơn giản như “AND", "NOT" hoặc "OR" để điều khiển theo trình tự hoặc khóa liên động an toàn.

Hãy lựa chọn rơ le điện từ đảm bảo chất lượng cho thiết bị! Nhận ngay báo giá rơ le điện từ chính hãng tại Siêu Thị Biến Tần tại đây!

Xem thêm: cảm biến áp suất là gì? Các loại cảm biến áp suất thông dụng

Trên đây là những thông tin hữu ích về thi công tủ điện, lắp đặt điện công nghiệp tiêu chuẩn. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ tư vấn, giúp bạn chọn được dịch vụ tốt nhất.

Công Ty TNHH Tự Động Hóa Thiên Phú Thịnh (TPT)

76, Đường Khổng Tử, Khu Phố 1, Phường Hiệp Phú, Tp Thủ Đức, TPHCM

Hotline: 0909 623 689

MST: 0315103168

Mail: Thienphuthinh.auto@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/TPTAutomation

Tìm hiểu thêm: https://sieuthibientan.com.vn/


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng